Table of Contents

Công việc của Marketing có khó không? Tổng hợp kinh nghiệm làm việc ngành Marketing quý giá, cập nhật 2024

Công việc của Marketing có khó không? Tham khảo ngay kinh nghiệm 12 năm làm việc trong ngành Marketing, cập nhật 2024

Công việc của Marketing là gì? Tại sao lại cần có mục tiêu cực kỳ rõ ràng, khi đã lựa chọn học tập và làm việc trong lĩnh vực Marketing – Truyền thông?

Công việc của Marketing vốn chỉ là một phần hoạt động của doanh nghiệp, nhưng lại cực kỳ quan trọng, quyết định sự ‘sống – còn’ của doanh nghiệp.

Sản phẩm và dịch vụ có cốt lõi và chất lượng dịch vụ tốt thường có thể tự sống trong vòng 1 đến 2 năm đầu tiên. Sau giai đoạn khởi nghiệp này, chắc chắn rằng doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh, thị trường cũng dần bão hoà, khiến cơ hội kinh doanh sau giai đoạn này ngày một khó khăn hơn!

Do đó, sự chuẩn bị về hoạt động Marketing – PR – Truyền thông trong vòng 2-3 năm đầu tiên cực kỳ quan trọng, để đảm bảo rằng sau khi sức nóng của sản phẩm đi qua, tiếp đến sẽ là hiệu quả từ hoạt động Marketing, để giữ vững được nhận diện thương hiệu và cả doanh số, qua đó tối ưu hoá lợi nhuận thông qua các chiến dịch được diễn ra liên tục!

Nhưng, không phải công ty nào cũng sống sót đến năm thứ 3!

Vậy, công việc của Marketing là gì?

Công việc của Marketing chính là nâng cao sự hiểu biết và tương tác của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ.

Công việc của Marketing cực kỳ đa dạng với nhiều hoạt động khác nhau, cốt lõi ở đây chính là tạo ra giá trị phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng của bạn!

Tổng quan về công việc của Marketing

  1. Nghiên cứu thị trường để hiểu nhu cầu, sở thích và hành vi của khách hàng. Đây đều là những thông tin quan trọng để phát triển các sản phẩm và dịch vụ mà cộng đồng mong muốn.
  2. Phát triển sản phẩm thường sẽ được bắt đầu từ những thông tin được cung cấp bởi phòng Marketing, thường sẽ dựa trên nhu cầu của khách hàng.
  3. Định giá sản phẩm, bao gồm các yếu tố như chi phí sản xuất, giá của đối thủ cạnh tranh, cũng như mức độ sẵn sàng chi trả của khách hàng.
  4. Lựa chọn và phát triển địa điểm phân phối: Chắc chắn rằng Marketers sẽ phải tìm mọi cách để đưa sản phẩm và dịch vụ đến tay khách hàng, có thể thôgn qua kênh online, offline, cửa hàng bán lẻ…
  5. Tạo ra các chiến dịch quảng cáo để nâng cao nhận thức và sự quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ, với nhiều chiến thuật khác nhau như chạy quảng cáo online, quan hệ công chúng, tiếp thị trên mạng xã hội…
  6. Theo dõi, đo lường và xây dựng mục tiêu hoạt động rõ ràng cho các giai đoạn tiếp theo!

Mục tiêu của Marketing

  • Tăng doanh số bán hàng là mục tiêu chính của mọi chiến dịch Marketing
  • Tăng nhận thức về thương hiệu, gây được tiếng vang với khách hàng, để doanh nghiệp nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh.
  • Đảm bảo sự tin cậy và trung thành của khách hàng, thông qua các mối quan hệ với khách hàng, biến khách hàng trở thành người đồng hành với thương hiệu.

Tại sao các hoạt động Marketing lại kém hiệu quả?

Trao cơ hội cho nhầm đội nhóm Marketing

Nghe rất phũ phàng, nhưng mình dám chắc rằng phải đến 80% công ty ngoài kia đã tin tưởng vào đội ngũ Marketing và sau khoảng 6 tháng hoạt động mới nhận ra rằng team này không phù hợp hoặc làm việc không khốp với các phòng ban khác trong công ty, do đó không đưa ra được các mục tiêu chung hiệu quả!

Đến lúc này, thay đổi team Marketing đã quá trễ; hoạt động trong lĩnh vực nào cũng vậy, sẽ cần đến một thời gian nhất định để đạt được hiệu quả. Nguồn lực của chủ đầu tư chưa chắc đã ‘đợi’ được đến lúc đội Marketing thứ 2 (hoặc) thứ 3 để có hiệu quả!

Không có đối tượng người tiêu dùng

Câu nói điển hình ở một doanh nghiệp chưa định hướng được về mặt sản phẩm:

  • Anh/chị nghĩ là, sản phẩm phù hợp với tất cả các đối tượng khách hàng …

‘Sản phẩm phù hợp với tất cả mọi người’ là vấn đề tới 99% doanh nghiệp hiện đang gặp phải. Thường thì người làm sản phẩm sẽ tìm đến một ‘niche’ mà họ cho là phù hợp với thị hiếu khách hàng, tuy nhiên lại không làm research kỹ lưỡng trước bắt tay vào làm sản phẩm.

Research ở đây chính là có các bài khảo sát thực tế với thị trường và đối tượng người tiêu dùng nhắm đến…

Có rất nhiều cách để xử lý vấn đề này. Thay vì bắt tay vào làm sản phẩm luôn, chủ doanh nghiệp hoàn toàn có thể thử:

  • Chạy 1 bài ads trên MXH về lĩnh vực mình đang nhắm đến
  • Đặt một lượng sản phẩm nhỏ và bày bán ở các cửa hàng đông khách, với CK cao cho chủ cửa hàng để test thị trường
  • Kiểm tra lượt tìm kiếm về sản phẩm Google, để nghiên cứu về hành vi của người dùng trước khi xâm nhập thị trường.

Sản phẩm/ dịch vụ thời vụ

Sản phẩm mang tính thời vụ, điển hình là trong mùa COVID-19. Có rất nhiều sản phẩm lên ngôi trong dịch bệnh, nhưng chỉ ngay sau khi hết thời gian Cách ly, các sản phẩm này hoặc dịch vụ này không còn ‘hot’ như trước.

Định hướng sản phẩm không rõ ràng, khó để truyền thông

Kể cả khi đã có sản phẩm tốt, sức bán 2-3 năm đầu rất mạnh, nhưng thiếu bản mô tả sản phẩm hoặc định hướng sản phẩm chi tiết sẽ dễ khiến đội Marketing triển khai lệch hướng, nguyên nhân chính từ sản phẩm gây khó khăn khi bán hàng.

Giá bán sản phẩm không đủ chi trả cho hoạt động Marketing

Một trong những vấn đề điển hình trong kinh doanh hiện nay chính là sự cạnh tranh về giá. Phần lớn các công ty khởi nghiệp khi bắt đầu bán sán phẩm hoặc cung cấp dịch vụ, đều đưa ra mức giá rất sốc, chỉ đủ hoà vốn sau khi trừ chi phí vận hành, không hề bao gồm chi phí Quảng cáo – truyền thông và Marketing. 

Sau một thời gian hoạt động, chắc chắn rằng các doanh nghiệp này sẽ phải tăng giá bán để đảm bảo chi phí bù được doanh thu. Tuy nhiên với người tiêu dùng, họ đang phải trả một chi phí đắt hơn so với chất lượng sản phẩm và dịch vụ vẫn thế! Đây là nguyên nhân chính khiến công ty mất khách, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận và khả năng vận hành sau này!

Không giám sát hoặc không có đầy đủ dữ liệu

Ngày nay, các hoạt động online marketing ngày càng trở nên phổ biến. Do vậy, để có thể đảm bảo sự hiệu quả của nội dung trong việc tiếp cận và thu hút khách hàng, chắc chắn rằng các marketers sẽ phải dựa trên dữ liệu để phân tích hành vi của khách hàng, qua đó đưa ra các chiến dịch Marketing hiệu quả, tối ưu chi phí!

Thiếu thông tin sẽ khiến marketing planner mù mờ, mất định hướng về luồng công việc cần triển khai trong tương lai.

Hầu hết mọi chiến dịch triển khai mà không có dữ liệu đều đi đến thất bại, bởi doanh nghiệp không tìm được ra cầu nối phù hợp để tạo ra giá trị cho nhóm khách hàng mục tiêu

Mục tiêu trong công việc lĩnh vực Marketing

Đầu tiên, bạn sẽ cần phải xác định được mục tiêu (hay còn gọi là OKR và KPI), dựa trên những chiến dịch trước đó để đưa ra chiến lược tổng thể cho chiến lược cho quý tiếp theo!

Chiến lược Marketing được điều chỉnh linh hoạt dựa theo tính chất của sản phẩm, không phải hoàn toàn dựa theo kinh nghiệm làm việc của nhân sự trước đó!

Với tư cách là một người mới tiếp xúc với brand, thường mình sẽ chỉ sử dụng đến bộ kỹ năng làm việc lâu năm để học về sản phẩm và thương hiệu từ đầu! 

Mỗi nhãn hàng, mỗi dịch vụ đều có một màu sắc riêng! Marketer thông minh chính là tận dụng được cá tính tự nhiên của thương hiệu để lên quy trình Marketing, làm thương hiệu hoặc đẩy doanh số, thay vì cố gắng thay thế hoàn toàn bản chất của thương hiệu!

Thời gian học tập trong giai đoạn này thường sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm của nhân sự Marketer nhận công việc đó! Cách đo lường quá trình học tập này chính là hiệu suất và hiệu quả của nhân sự Marketing trong công việc trong khoảng 3-4 tháng đầu tiên khi mới nhận việc!

Thành tựu cá nhân

Đó cũng chính là cách để mình đạt được: 

  • 2 tỷ doanh thu từ 30 triệu in ấn và phát tờ rơi vào năm 2014 (Năm đầu đi làm), cho một phòng gym ở Hà Nội
  • 5 tỷ doanh thu từ 60 triệu tiền chạy ads trong vòng 1 tháng vào năm 2017, chi phí chạy ads chỉ chiếm 1.2%, tổng chi phí Marketing là 8% cho một công ty du thuyền tại vịnh Hạ Long
  • ~12 tỷ doanh thu cho 3 tháng hoạt động hè ở một job quảng cáo công viên biển vào năm 2018, với tổng chi phí Marketing (Bao gồm cả vận hành) chỉ vào khoảng 150 triệu mỗi tháng (~1% chi phí mỗi tháng).

Tuy nhiên, chỉ chạy quảng cáo, làm performance marketing là không đủ, sau thời gian làm việc với sản phẩm từ Việt Nam, mình đã tiếp tục làm việc ở vị trí SEO (Search Engine Optimization) cho công ty bán sản phẩm công nghệ SaaS toàn cầu, để tăng traffics từ 200K (chạm đáy) lên tới 3.7M new sessions mỗi tháng, từ năm 2021 đến năm 2024.

Trên đây là dữ liệu về công ty mình được đánh giá bởi Ahrefs. Hãy lưu ý rằng, số liệu trên Ahrefs sẽ có sự chênh lệch nhất định khi so sánh với báo cáo trên Google Search Console (GSC) và Google Analytics (GA). Bởi vốn dĩ, Ahrefs là công cụ thứ 3, trong khi đó GSC và GA là 2 công cụ của Google với quyền access vào website!

Song song theo đó, mình cũng đã tối ưu tỉ lệ chuyển đổi lên đến 35% ở một số bài viết cuối phễu, yếu tố thúc đẩy doanh thu trực tiếp cho thương hiệu!

Thất bại của mình

‘Flex’ vậy đủ rồi, đương nhiên, đươgn nhiên mình cũng đã mắc rất nhiều sai lầm!

Không chuẩn bị đủ tài nguyên

Chuẩn bị không kỹ càng là lý do chính khiến bạn thất bại trong các chiến dịch Marketing! Bởi một khi chiến dịch bắt đầu, bạn bắt buộc phải bám chặt vào timeline của chiến dịch, do đó sẽ không có nhiều thời gian để thay đổi nội dung, hình ảnh hay thêm bài viết mới hoàn toàn!

Tốt nhấ, hãy chuẩn bị kỹ rất nhiều nhóm contents ngay trong bước planning, để đảm bảo rằng bạn sẽ luôn có đủ tài nguyên để khai thác trong suốt quá trình tối ưu. 

Ngoài ra, hãy luôn đảm bảo rằng bạn có dự trù từ 1-2 nhân sự viết bài, thiết kế làm việc trong một dự án, để đảm bảo rằng có thể tinh chỉnh hoặc tối ưu trên các nội dung có sẵn, bắt kịp xu hướng và nhu cầu của thị trường ngay lúc cần thiết!

Không tìm hiểu sâu về sản phẩm, thị trường

Đây là một trong những sai lầm chết người khiến người phụ trách dự án đưa ra hàng loạt các quyết định sai lầm khi bắt đầu triển khai một dự án nào đó.

Vấn đề này thường xuyên xảy ra ở thị trường Việt Nam, do hầu hết các doanh nghiệp không có đủ ngân sách để nghiên cứu ngay từ khi khởi đầu!

Các kỹ năng Marketing quan trọng nhất 2024

Kỹ năng nghiên cứu, phân tích và làm báo cáo

Khả năng quan sát và đánh giá tốt, với các bộ kỹ năng đọc hiểu dữ liệu cơ bản như trích xuất, đọc hiểu số liệu, để có thể đưa ra các nghiên cứu thị trường tổng quan và chi tiết!

Để làm được tốt công việc này, hãy dùng đến các công cụ SEO như Ahrefs, KWFinder… để khiến công việc của các bạn trở nên đơn giản và dễ dàng hơn!

Các công cụ SEO tool này hầu hết có chi phí rất lớn, phải đến 2.000USD mỗi năm, do đó ngoài việc dùng tools mua chung của anh em thị trường Việt Nam hay sử dụng, hãy tìm tới các vị trí như SEO executive, để nắm bắt được chính xác cách sử dụng các công cụ này!

Kỹ năng thấu hiểu người dùng

Khả năng thấu hiểu tốt người dùng cực kỳ quan trọng, để bạn có thể liên tục tìm ra ý tưởng phù hợp nhất với đối tượng mua hàng!

Để có thể làm được việc này, hãy chăm chỉ đi làm, với hiệu suất ổn định mỗi ngày, để lâu dần bạn có thể cảm nhận được thị trường đang triẻn khai, qua đó đưa ra được chiến lược tiếp cận tới người tiêu dùng hiệu quả!

Khi đã có sự thấu hiểu chi tiết về thịt rường và người dùng, chi phí của các hoạt động Marketing chắc chắn sẽ giảm xuống!

Hiệu suất luôn ở mức độ ổn định

Học và làm luôn đi đôi với nhau, bởi sau khi đã tiếp xúc với công việc, chắc chắn rằng bạn sẽ tích luỹ được nhiều kiến thức, có được cái nhìn toàn cảnh trọn vẹn nhất về thị trường!

Để làm được điều này, mình đã sản xuất 700 bài viết SEO cho global site trong vòng 2 năm, song song với các công việc quản lý Social Media ở thị trường Việt Nam. Với thời gian nghiên cứu từ khoá và thị trường quá lâu, gần như mình  chưa bao giờ cạn ý tưởng viết bài!

Kết hợp với cả kỹ năng chạy quảng cáo để phân phối nội dung tới đối tượng rộng hơn, mình đã duy trì doanh số ổn định ở một trường mầm non ở Hà Nội trong vòng 6 năm (từ 2019 đến bây giờ)! Đây không phải là công việc full time, nhưng lại giúp tôi tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm quan trọng về quản lý dự án Marekting!

Bộ kỹ năng cơ bản trong công việc của Marketing

  1. Kỹ năng nghiên cứu từ khoá
  2. Kỹ năng viết các loại bài như bài SEO, Social Media, PR…
  3. Kỹ năng thiết kế (tối thiểu 2D) để làm các ấn phẩm online, in ấn …
  4. Kỹ năng chạy quảng cáo, làm báo cáo và theo dõi chiến dịch đang vận hành
Bộ kỹ năng cơ bản trong công việc của Marketing
Bộ kỹ năng cơ bản trong công việc của Marketing. Tham khảo: hubspot

Bài học rút ra

Sau 12 năm học và làm nghề, từ năm 2012 đến nay, dưới đây là một số bài học mình đã rút ra được, để có thể vừa ứng phó với thị trường, đồng thời tìm được môi trường làm việc tốt nhất!

  1. Thời gian chuẩn bị cho một dự án Marketing thường sẽ mất tối thiểu 2-3 tháng.
  2. Marketers hoà nhập tốt với các phòng ban còn lại trong công ty thường sẽ có tỷ lệ thành công trong công việc chuyên môn cao hơn!
  3. Tư duy trả tiền (Paid Performance) từ khi bắt đầu dự án là cách nhanh nhất để thất bại! Một chiến lược Marketing bài bản, thấu hiểu cả sản phẩm và người dùng là đã quá tốt để grow-hacking!
  4. Bạn cần có đầy đủ tất cả các kỹ năng để tự thực hiện một dự án Marketing mini-size, trước khi lựa chọn tuyển thêm nhân sự.
  5. Lựa chọn sản phẩm tốt là ưu tiên hàng đầu để dự án Marketing sau đó hoạt động hiệu quả. 

Liên hệ hoặc theo dõi kênh để biết thêm nhiều thông tin về công việc của Marketing!