Table of Contents

Story telling là gì? Phân biệt giữa Story Marketing và User Stories, cập nhật mới nhất 2024

Story telling là gì? Phân biệt giữa Story Marketing và User Stories, cập nhật mới nhất 2024

Story telling là gì và tại sao câu chuyện thương hiệu lại quan trọng? Cùng tìm hiểu ngay sự kết nối giữa story telling và Marketing, một trong những thủ thuật truyền thông cực kỳ quan trọng để nắm bắt tâm lý người dùng, thông tin cập nhật mới nhất 2024!

Story telling là gì?

Story telling là gì? Câu truyện hay đem đế sức mạnh tuyệt vời, chính là để truyền cảm hứng cho con người, để đời sống hàng ngày trở nên tốt đẹp hơn!

Hiểu được thế giới thông qua câu truyện hấp dẫn chính là cách để kết nối nhanh nhất, để nối cuộc sống cá nhân với đời sóng ngoài kia. Do đó, những câu chuyện mạnh mẽ chính là cách để thu hút cảm xúc tốt nhất, để tạo ra sự hồi hộp, cũng như có được cách gi của chính mình để tạo ra những cốt truyện mà chúng tôi có thể hiểu và giải thích.

Những câu chuyện mạnh mẽ thu hút cảm xúc của chúng ta, tạo ra sự hồi hộp cũng như cách giải quyết tuỳ theo từng bối cảnh.

Định nghĩa về Storytelling trong mắt các chuyên gia toàn cầu

“Storytelling chính là quá trình kết hợp sự kiện và câu chuyện với nhau để truyền đạt thông tin và trải nghiệm tới khán giả! Một số câu chuyện có thật, còn một số khác là được thêm thắc hoặc ứng biến, để giải thích rõ hơn về thông điệp cốt lõi.” – HubSpot

“Kể chuyện là hành trình thương hiệu gắn kết với người dùng, thông qua các sự kiện và cảm xúc đan xen mà thương hiệu gợi mở.” -Forbes

“Kể chuyện là một kỹ thuật Marketing hiệu quả để xây dựng các mối quan hệ. Đây vốn là khái niệm và thủ thuật lâu đời, giúp gắn kết mọi người lại với nhau, không quan trọng về việc bạn đang sống ở đâu, và không liên quan đến việc liệu doanh nghiệp của bạn có phát triển hay không.” – QuickSprout

Story Marketing là gì?

Story Marketing là phương pháp xây dựng hàng loạt các câu chuyện nhất quán để định vị thương hiệu trong suốt quá trình doanh nghiệp hình thành và phát triển. Đó có thể là những câu chuyện xoay quanh khách hàng, những vấn đề và giải pháp mà doanh nghiệp cung cấp cho người tiêu dùng, hoặc cũng có thể văn hoá công sở hoặc kinh nghiệm của công ty khi làm việc với nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau!

Cốt truyện, nhân vật và hành động cụ thể chính là cách để tăng sự kết nối giữa công ty và đối tượng mục tiêu!

Story Marketing đặc biệt quan trọng vì đây chính là cách giúp khách hàng hiểu được ngành hàng và sự uy tín của doanh nghiệp! Một khi đã có niềm tin, khách hàng sẽ cảm thấy cực kỳ tin tưởng để đồng hành cùng bạn trong một thời gian dài!

Để có được sự tin tưởng này, cách duy nhất chính là phải cho khách hàng thấy rằng doanh nghiệp của bạn thực sự quan tâm đến các vấn đề của họ. Cách nhanh nhất để làm được điều này chính là kể chuyện, bởi một câu chuyện hay có sức mạnh để thay đổi quan điểm.

Ví dụ: nếu bạn đưa ra đầy đủ thông tin, đồng thời dùng đúng cách thức tiếp cận, hoàn toàn có thể thay đổi được các quan điểm tiêu cực của cộng đồng về nền tảng và giá trị cốt lõi!

Khi được thực hiện đúng cách, kể chuyện vẫn là một trong những cách hiệu quả nhất để doanh nghiệp có thể thu hút được sự chú ý của đối tượng mục tiêu, qua đó truyền tải thông điệp Marketing hiệu quả nhất!

Vai trò của storytelling trong Marketing

Trong Marketing, sử dụng story tellling khi kể câu chuyện thương hiệu là yếu tố không thể thiếu, để khai thác và kết nối cảm xúc với người tiêu dùng, chính là cách để cộng đồng đồng cảm và hiểu sâu sắc về những vấn đề mà doanh nghiệp đang cung cấp giải pháp!

Câu chuyện thương hiệu được nghiên cứu, công bố và khai thác chỉn chu từ đội ngũ Marketing có tầm ảnh hưởng cực kỳ lớn, khiến người tiêu dùng sẽ nhớ đến thương hiệu lâu hơn, gấp 22 lần so với chỉ tung ra các hoạt động sự kiện Marketing hoặc cung cấp số liệu về sản phẩm, theo nhà tâm lý học Jerome Bruner.

Kết nối cảm xúc với thương hiệu cũng chính là yếu tố quan trọng hàng đầu để thúc đẩy sự trung thành của khách hàng với thương hiệu, làm tăng giá trị của mỗi khách hàng.

Khi đã có tầm ảnh hưởng và sự trung thành, khách hàng thường sẽ chủ động giới thiệu thương hiệu tới bạn bè và cộng đồng người dùng!

Vậy, làm thế nào để đưa yếu tố story telling vào hoạt động Marketing hiệu quả? Liệu có công thức thành công nào cho yếu tố này không? 

Khi cộng đồng đã có sự đồng cảm với thương hiệu của bạn, chính là lúc để truyền cảm hứng và tạo động lực cho người tiêu dùng két nối với doanh nghiệp của bạn sâu hơn nữa bằng các dẫn chứng thật, cũng như những trải nghiệm thực tế trước đó công ty bạn đã có được!

Tổng quan các bước cơ bản để xây dựng một chiến dịch Story Marketing hiệu quả
Tổng quan các bước cơ bản để xây dựng một chiến dịch Story Marketing hiệu quả

Story Marketing trong Sáng tạo sản phẩm

Product Narrative là gì?

Product Narrative – hay còn gọi là Tường thuật sản phẩm là thủ thuật thường xuyên được sử dụng để đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đây chính là cách để thúc đẩy mong muốn mua sản phẩm và dịch vụ sau này!

Launch Story – Câu chuyện khởi động

Launch Story chính là cách để kick-off một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó đến thị trường! Thường thì các nhóm làm sản phẩm sẽ phát hành hàng loạt các câu chuyện và trải nghiệm hướng đến nhóm người dùng mục tiêu, cũng như để giải đáp hàng loạt các thắc mắc có thể gặp phải trong suốt quá trình xây dựng, khai thác và phát triển sản phẩm!

User Story cần đáp ứng những tiêu chí gì?

User Story – Một câu chuyện hay hướng đến người dùng cần phải ngắn gọn, súc tích, đảm bảo giải quyết được một vấn đề hoặc nhu cầu nào đó!

User Story nên tuân thủ quy tắc ĐẦU TƯ – INVEST

  • I (Independent – Độc lập) – Đây là một vấn đề/ câu chuyện, không có sự liên kết chặt với bất cứ nhu cầu nào khác.
  • N (Negotiable – Thảo luận) – Có thể tiếp tục phát triển câu chuyện này, để trở thành chủ đề thảo luận.
  • V (Valuable – Giá trị) – Câu chuyện luôn truyền tải về việc người dùng/khách hàng sẽ được hưởng lợi như thế nào khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
  • E (Estimate – Ước tính) – User Story đưa ra phải định lượng được, với nhiều chi tiết khác nhau, để có thể so sánh và đối chiếu sau này!
  • S (Size – Kích cỡ) – Liệu thời gian giải quyết bài toán này có quá dài/ quá ngắn không?
  • T (Testable – Có thể kiểm tra) – Câu chuyện của bạn phải chứa đầy đủ chi tiết để có thể thử nghiệm.
So sánh giữa Story Marketing và Product Narrative
So sánh giữa Story Marketing và Product Narrative. Tham khảo nguồn: Hotjar

Story telling là gì? Storytelling sẽ cần đến những yếu tố nào?

Những từ như tốt hay xấu chỉ nêu được quan điểm, ngoài ra vẫn sẽ có một số các yếu tố khác có thể tạo nên những câu chuyện hay, cụ thể như sau:

  1. Câu chuyện có tính giải trí cao: khiến người đọc bị thu hút và quan tâm đến những gì sẽ diễn ra tiếp theo.
  2. Câu chuyện đáng tin cậy thuyết phục người đọc tốt, khiến người đọc dễ dàng tin tưởng và liên kết đến sản phẩm và dịch vụ đang cung cấp
  3. Câu chuyện có ý nghĩa giáo dục, khơi dậy sự tò mò, nhu cầu mong muốn được bổ sung kiến thức của người đọc.
  4. Câu chuyện có liên quan trực tiếp đến người tiêu dùng, chính là những vấn đề hàng ngày họ gặp phải và đang mong muốn đi tìm giải pháp!
  5. Cây chuyện có tổ chức tốt thường ngắn gọn, để truyền tải thông điệp cốt lõi và giúp người đọc tiếp thu tốt nhất!
  6. Câu chuyện đáng nhớ, đọng lại trong tâm trí người đọc.
  7. Câu chuyện on-trend hợp thời điểm, bắt kịp với các sự kiện hiện tại, chính là chủ đề sôi nổi cộng đồng đang quan tâm, để xây dựng hiện diện thương hiệu trong thị trường tốt nhất!
Story telling là gì? Storytelling sẽ cần đến những yếu tố nào?
Story telling là gì? Storytelling sẽ cần đến những yếu tố nào?

Tạm kết

Vậy, story telling là gì? Story telling chính là kể câu chuyện của bản thân theo góc nhìn của khán giả, để câu chuyện đó đem đến đủ sự hấp dẫn và cảm xúc với người đọc! Thủ thuật story telling có thể sử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, ví dụ như để sáng tác văn học, Agile Marketing hoặc để phát triển sản phẩm công nghệ!

Theo dõi kênh ngay để nhận được nhiều thông tin về Marketing hấp dẫn nhất!